06/04/2024 09:55

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

16:07, Thứ sáu 05/04/2024( PHUNUTODAY ) - Khi làm thịt gà, lúc mổ ra có cục mỡ là điều thường thấy, đặc biệt với những con gà mái (ta) hoặc gà nuôi lâu.

Chỉ có gà nuôi tự nhiên trong vườn hoặc rừng núi mới có cục mỡ trong bụng. Gà nuôi nhân tạo trong trại thường không có. Điều này có hai nguyên nhân:

Một con gà ta nặng 2kg nhưng có gần nửa kg mỡ trong bụng chứng tỏ nó đã được nuôi hơn 1 năm. Gà nuôi ở nông thôn thường có chu kỳ sinh trưởng dao động khoảng 100 - 130 ngày.

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

Chỉ có gà nuôi tự nhiên bằng các loại hạt mới sinh ra phần mỡ dày

Nhiều người thắc mắc rằng, nếu mua con gà có cục mỡ nặng như thế này, chắc chắn là bị lỗ rồi. Tuy nhiên, người sành ăn và đặc biệt là những người nông dân ở quê biết được đó “báu vật”, có tiền cũng không mua được.

Mỡ gà không chỉ thơm mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

Mỡ gà có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể lực, làm đẹp da mặt, bổ tỳ vị và rất tốt cho cơ thể.

Cách sử dụng mỡ gà

Nhiều người không biết khi thấy cục mỡ như vậy nên vứt đi, thật quá lãng phí. Cũng giống như mỡ lợn, mỡ gà không chỉ thơm mà có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Nó có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể lực, làm đẹp da mặt, bổ tỳ vị, rất tốt cho cơ thể.

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

Mỡ gà không thể ăn trực tiếp mà phải được tinh luyện thành mỡ lỏng trước khi sử dụng.

Bạn có thể cắt mỡ gà thành từng miếng nhỏ, sau đó đun nóng trong nồi để mỡ tan ra. Lọc bỏ bã và sau đó bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Dầu mỡ gà có thể được sử dụng để xào hoặc nấu mì. Mùi vị của nó đặc biệt thơm và ngon hơn mỡ lợn.

Cách làm mỡ gà chưng hơi nước, không chiên rán

Đầu tiên bạn cần sơ chế mỡ gà cho sạch: Mua mỡ gà về rửa sạch với nước muối. Bạn nhớ bóc phần màng nhầy quanh miếng mỡ ra. Bóp với nước muối hoặc một chút nước giấm cho mỡ hết hôi, rửa lại bằng nước.

Đun nồi nước sôi, có gừng đập dập. Sau đó thả số mỡ gà có được vào nồi và chút muối rồi chần. Và vớt mỡ ra.

Sau đó bạn cho số mỡ gà vào nồi nước đun sôi, hành củ, gừng nướng lên thả vào nồi nước. Bạn cứ đun sôi nồi nước cho lăn tăn, mỡ gà sẽ tự chắt ra và nổi lên trên mặt nồi nước. Nếu muốn có thêm hương thơm có thể cho thêm hành lá và ít lá chanh thả vào nồi nước. Đun cho tới khi nước mỡ chảy ra và nổi trên bề mặt thì bạn dùng môi vớt lớp mỡ này vào hũ thủy tinh. Miếng mỡ gà đun trong nước sôi như thế này cũng tóp dần lại như rán nhé chỉ là miếng tóp sẽ không giòn như cách chiên rán.

Mỡ gà rạng không chiên rán và chưng cất trong nước như này sẽ có mùi thơm thanh nhẹ không có mùi khét của nhiệt độ cao như cách chiên rán. Nhưng nhược điểm là chúng còn có một phần độ ẩm nên muốn bảo quản lâu thì để tủ mát sẽ an toàn hơn. 

Cục mỡ dưới phần bụng gà nên ăn hay bỏ? Làm cách này luộc hay nướng đều ngọt thịt

Mỡ gà vàng óng, thơm ngậy, có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon

Tags:

mỡ gà

làm mỡ gà

cục mỡ bụng gà

Tin cùng chuyên mục