31/05/2021 10:25

Tiến sĩ cảnh báo 2 sai lầm khi uống nước đỗ đen nhiều người mắc phải: Rước đầy bệnh tật vào người

>>>>>>> 5 loại thực phẩm tự nhiên mà tế bào ung thư “sợ nhất”, ăn thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt

Cứ đến mùa hè là mình rang đỗ đen pha nước cho cả nhà uống, vì nghĩ rằng đỗ đen lành tính, mát, giải độc cơ thể tốt.

Tuy nhiên, tận hôm qua, lên mang đọc được một bài báo mới giật mình, hóa ra uống đỗ đen như vậy là không đúng chút nào.

Chúng ta vẫn biết, đỗ đen thực sự có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đỗ đen giàu hàm lượng chất xơ cũng như protein. Ngoài ra, còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng 10 loại axit amin có khả năng hạ huyết áp, điều trị tiểu đường, hỗ trợ giảm cân, tăng cường xương và hệ tim mạch... Ngoài ra, chất Polyphenol có trong đỗ đen còn là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao.

Ngoài ra, đỗ đen còn có tác dụng như bổ thận, bổ máu, điều trị thận yếu, mặt sưng phù, lưng eo nhức mỏi, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc bệnh lở loét… Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ sáng mịn, hồng hào.

Đỗ đen còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Những ai nóng gan, hay mổi ngứa, mề đay uống đều đặn mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Thế nhưng, dù đỗ đen là loại hạt lành tính và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nhiều người vì quan niệm “mát trong” nên đã uống nước đỗ đen thay nước lọc dẫn đến có thể nguy hại cho sức khỏe.

Đây là cảnh báo của TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khi nói về việc sử dụng đỗ đen không đúng cách mà nhiều người mắc phải.

Theo TS Bích Nga, việc dùng đỗ đen uống thay nước lọc sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Bởi trong đỗ đen chứa nhiều phytate gây cản trở hấp thụ các chất khoáng khác như đồng, kẽm… đồng thời gây ức chế một số enzyme tiêu hóa, gây thiếu chất, suy nhược. Nhất là với trẻ nhỏ, khi không được bổ sung đủ vi chất dễ dẫn tới tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng và thấp còi.

Ngoài ra, TS Nga cũng lưu ý thêm, với những bé dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa còn non yếu, nếu cứ tự ý sử dụng các loại “nước mát” như đỗ đen, nhân trần hay sâm… rất dễ hại sức khỏe. Cụ thể, trường hợp nhẹ thì người bệnh có thể rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, chán ăn, tiêu chảy; nặng hơn có thể dẫn tới một số bệnh về đường ruột.

Tiến sĩ cảnh báo 2 sai lầm khi uống nước đỗ đen nhiều người mắc phải: Rước đầy bệnh tật vào người

Vậy uống nước đỗ đen bao nhiêu là hợp lý và không gây hại?

- Với người bình thường: Chỉ nên uống khoảng 200ml - 250 ml tương đương với một cốc nước thủy tinh trong ngày.

- Với người đang điều trị bệnh tiểu đường, giải nhiệt chỉ nên uống mức từ mức 200ml/ngày rồi tăng dần đến mức cao nhất, nhưng cũng chỉ tương đương 30-40% lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày.

- Với trẻ em dưới 6 tuổi: Giảm lượng so với người lớn

- Trẻ trên 6 tuổi: Dùng được như mức với người lớn

- Trẻ dưới 1 tuổi thì không nên uống.

Một số bài thuốc từ đỗ đen rất tốt cho sức khỏe có thể áp dụng ngay

Chữa bệnh đau đầu

Lấy 3 phần đỗ đen sao cho tới khi có khói, sau đó ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) là có thể uống được.

Giúp thanh lọc cơ thể

Mỗi ngày dùng từ 20 - 40g đỗ đen nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.

Chữa mất ngủ

Dùng đỗ đen rang nóng, sau đó cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đỗ đen khác.

Giúp giải rượu, chữa nhức xương

Đỗ đen đem nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời phương pháp này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu, giải rượu.

Với người bị đau nhức xương, có thể dùng 200g đỗ đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.

Chữa tiểu dắt, táo bón

Đỗ đen đem ninh nhừ cùng tỏi đập dập, chắt lấy nước uống vào sáng sớm trong nửa tháng để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể mát lên và giảm được việc táo bón, tiểu dắt.

Chữa tóc bạc sớm, ngăn ngừa rụng tóc

Lấy 50g đỗ đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong vòng 2-3 giờ. Có thể tán ở dạng bột rồi mỗi ngày uống 5g.

>>>>>> Xem thêm : Thông tin về sức khỏe tại hau truong báo ngoisao.vn

 

Tags:

Đỗ đen

chăm sóc sức khỏe

sai lầm gây bệnh

Tin cùng chuyên mục